Thanh toán
khi giao hàng

Miễn phí
vận chuyển điện biên

Hotline
090.461.1234  -  0899.819.199

Hỗ trợ trực tuyến

Phạm Mai Phương

0787.100.600

CEO Mr:Tuyến

0899 819 199

CEO: Ms Huế

090.608.8687

KếToán:Hương

08998.07668

Kế toán: Thảo

0787.100.200

KD Ms : My

0787.100.900

KD: Mai Phương

0789100800

0 Sản phẩm

Đi tìm nguyên nhân tại sao mua hàng online lại rẻ hơn?

Đi tìm nguyên nhân tại sao mua hàng online lại rẻ hơn?

 

Là một người bán hàng trực tuyến, không ít lần bạn sẽ phải giải đáp thắc mắc của khách hàng về giá bán, trong đó, câu hỏi “tại sao mua hàng online lại rẻ hơn?” là câu hỏi phổ biến nhất. Mặc dù đây là một câu hỏi thường trực của khách hàng nhưng cũng khiến người bán hàng online đau đầu khi khách hàng lo lắng về chất lượng sản phẩm và giá bán thấp hơn bình thường.  Vậy đâu là lời giải cho câu hỏi tại sao mua hàng online lại rẻ hơn để có thể thuyết phục được khách hàng?

Tại sao mua hàng online lại rẻ hơn?

Tại sao mua hàng online lại rẻ hơn?

 

1. Cửa hàng ảo và cửa hàng thật

Đối với mỗi người bán hàng, cửa hàng chính là cần câu cơm của mình. Trong kinh doanh truyền thống, chi phí đổ vào một cửa hàng thường chiếm hơn một nửa chi phí đầu tư kinh doanh. Chi phí tối thiểu cho một cửa hàng diện tích trung bình khoảng 3,000,000 đ/tháng. Trong khi đó, không phải người bán hàng nào cũng nhanh chân thuê hoặc sở hữu những vị trí đắc địa để khởi đầu buôn bán. Không chỉ có chi phí thuê mặt bằng, mua các trang thiết bị cần thiết, đầu tư vào một cửa hàng còn tiêu tốn thời gian của người bán hàng. Muốn cải tạo một cửa hàng theo phong cách riêng sẽ tốn ít nhất là 1 tháng. Đó là một vài rào cản đối với người đam mê kinh doanh khi muốn mở cửa hàng.

Chi phí mở một cửa hàng truyền thống là một gánh nặng cho giá bán sản phẩm

Chi phí mở một cửa hàng truyền thống là một gánh nặng cho giá bán sản phẩm

 

Trong khi đó, thương mại điện tử phát triển tại Việt Nam đem đến cơ hội kinh doanh cho rất nhiều người. Một cửa hàng ảo vẫn có những tính năng tương tự như một cửa hàng trong cuộc sống nhưng lại có thêm một số đặc điểm nổi trội hơn. Chi phí “xây dựng” một cửa hàng ảo thấp hơn nhiều so với chi phí trong thực tế. Hẳn bạn cũng thấy không ít lời giới thiệu thiết kế website bán hàng với nhiều mức giá khác nhau, có thể chỉ cần bỏ ra 200,000đ mỗi tháng là bạn đã có trong tay một cửa hàng ảo ưng ý. Tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá cho cửa hàng là một trong những yếu tố giúp người bán cắt giảm giá bán so với các cửa hàng truyền thống.

2. Nhân viên bán hàng

Hầu hết các cửa hàng truyền thống đều có ít nhất 2 người bán hàng. Với các thương hiệu lớn với cửa hàng trưng bày có diện tích rộng, số lượng nhân viên và vai trò còn đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Từ nhân viên bảo vệ, lễ tân, nhân viên bán hàng rồi trưởng nhóm bán hàng, quản lý bán hàng và cả nhân viên hậu cần. Tất cả tạo nên sức ép rất lớn lên ngân sách lương, một phần không thể thiếu mà giá bán sản phẩm phải cõng trên lưng.

Cắt giảm chi phí nhân viên - nguyên nhân tại sao mua hàng online lại rẻ hơn?

Cắt giảm chi phí nhân viên – nguyên nhân tại sao mua hàng online lại rẻ hơn? 

 

Với một website bán hàng- cửa hàng ảo, người bán hàng đã cắt giảm được khá nhiều chi phí nhân viên, không có nhân viên bảo vệ hay quá nhiều người bán hàng, cũng như nhân viên quản lý hay lễ tân. Thay vào đó là hệ thống công cụ hỗ trợ bán hàng, tương tác miễn phí với khách hàng như skype, Livechat,…Một người bán hàng có thể cùng lúc giới thiệu và giải đáp thắc mắc với nhiều người cùng lúc.

 

Tuy nhiên, với những thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử có quy mô lớn thì số lượng nhân viên vận hành hệ thống lại không hề ít chút nào. Trong khuôn khổ của những người bán hàng trực tuyến vừa và nhỏ, bán hàng trên mạng đem lại cơ hội cắt giảm chi phí nhân viên, qua đó giá bán sẽ mềm hơn so với các cửa hàng truyền thống.

3. Chi phí phát sinh khác trong quá trình kinh doanh

Đối với một cửa hàng truyền thống, bên cạnh chi phí địa điểm và nhân viên, mỗi sản phẩm bán ra còn cõng theo vô số chi phí khác. Để trưng bày sản phẩm, chủ cửa hàng sẽ cần đầu tư hệ thống tủ, kệ, giá trưng bày. Trong khi đó, với một website bán hàng hoặc facebook store, người bán hàng đã tiết kiệm được chi phí cho trang thiết bị với việc miễn phí đăng tải sản phẩm, trưng bày ở những vị trí đẹp nhất, thu hút nhất.

Cắt giảm chi phí phát sinh - nguyên nhân tại sao mua hàng online lại rẻ hơn?

Cắt giảm chi phí phát sinh – nguyên nhân tại sao mua hàng online lại rẻ hơn? 

 

Không chỉ có vậy, một website bán hàng còn là công cụ giúp người chủ sở hữu, tiết kiệm một khoản kha khá những chi phí phát sinh như điện, nước – những khoản chi phí không thể không có với mỗi cửa hàng truyền thống. Như vậy, chỉ với một website thương mại điện tử, người bán hàng đã có thể cắt giảm đi rất nhiều chi phí phát sinh.

 

Nếu đặt lên bàn cân giữa hai hình thức kinh doanh, có thể thấy bán hàng trên mạng đem lại rất nhiều lợi ích cho người bán, khi có thể cắt giảm được rất nhiều chi phí, do đó giá bán sẽ thấp hơn so với khi mua tại các cửa hàng truyền thống. Mặc dù giá bán trên mạng thường rẻ hơn, nhưng đối với người mua hàng, giá rẻ không đồng nghĩa với dịch vụ tốt. Vì vậy, với người bán hàng trực tuyến, duy trì giá bán thấp vừa là một lợi thế vừa là khó khăn, bên cạnh giá bán thấp, các cửa hàng cũng cần có chính sách và dịch vụ tốt để giữ chân khách hàng.

Nguồn: sưu tầm internet

Trung tâm bảo hành

T2 - T68:00 AM - 6:00 PM

T7 - CN8:00 AM - 05:30 PM

Địa điểm

Cơ sở 1: Số 78 - Tổ 8 Phường Mường Thanh - TP Điện Biên Phủ - Điện Biên
Hotline: 0899.819.199
Cơ sở 2 : Số 1002 - Tổ 2 Phường Mường Thanh - TP Điện Biên Phủ - Điện Biên ( Đối diện trường cấp 3 Thành Phố )
Hotline: 0899.819.199

Thiết kế bởi MHO.VN

Công Ty TNHH Tiến Lợi Tỉnh Điện Biên - ĐKKD 5600265776 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên cấp ngày 19 tháng 11 năm 2012